::Danh mục

::Tin mới

Trang nhất » Tin Tức

Đề cương ôn tập - Khối 12

Thứ hai - 30/03/2015 22:37
CHÚC CÁC EM HỌC SINH KHỐI 12 ÔN TẬP VÀ THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II- MÔN HÓA HỌC 12- NĂM HỌC 2015
 

I. LÝ THUYẾT

- Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại.
- Dãy điện hóa của kim loại. Ý nghĩa.
- Vị trí, cấu tạo, tính chất của của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt, đồng.
- Tính chất và ứng dụng một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm.
- Tính chất hóa học cơ bản của hợp chất: Fe(II), Fe(III), Cu(II),
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt, đồng.
- Thành phần, tính chất của gang, thép.
- Viết PTHH minh họa các phản ứng:
            + Kim loại tác dụng với phi kim (oxi, phi kim khác oxi).
            + Kim loại tác dụng với dung dịch axit (giải phóng H2 và không giải phóng H2).
            + Kim loại tác dụng với nước.
            + Kim loại (kim loại tác dụng được với nước, kim loại không tác dụng được với nước) tác dụng với dung dịch muối.
            + Kim loại tác dụng với dung dịch kiềm.
            + Phản ứng nhiệt nhôm.
            + Các phản ứng của sắt và hợp chất của sắt.
- Nước cứng: khái niệm, phân loại, nguyên tắc và các phương pháp làm mềm nước cứng.

II. BÀI TẬP

* Bài tập chương 5, 6, 7 - SGK Hóa học 12- Ban cơ bản
* Một số bài tập tự luận cơ bản tham khảo

Bài 1. Cho các kim loại: K, Ba, Al, Fe, Zn, Cu. Kim loại nào tác dụng được với:
            a. nước ở nhiệt độ thường                           b. dung dịch HCl
            c. dung dịch H2SO4 loãng                            d. dung dịch FeCl3
            e. Cl2 (to)                                                        f. dung dịch AgNO3
            g. dung dịch NaOH                                       h. dung dịch FeCl2
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Bài 2. Viết PTHH của phản ứng khi cho lần lượt các kim loại  Mg, Al, Zn, Fe, Cu tác dụng với:
a. axit HNO3 loãng cho sản phẩm khử lần lượt là NO; N2O,
b. axit HNO3 đặc, nóng cho sản phẩm khử NO2
c. axit H2SO4 đặc, nóng cho sản phẩm khử là SO2
Bài 3. Chọn chất phù hợp và hoàn thành các PTHH sau:
                        Fe     (1)(2)      Fe2+      (3)(4)      Fe3+      (5)(6)       Fe
Bài 4. Cho 10,35 gam một kim loại kiềm tác dụng hoàn toàn với nước thu được dung dịch X và V lít khí (đktc). Để trung hòa dung dịch X cần vừa đủ 500 ml dung dịch HCl 0,9M.
            a. Tính V.
            b. Xác định kim loại đã sử dụng.
Bài 5. Để phản ứng hết với 16 gam một oxit kim loại R (hóa trị II) cần vừa đủ 4,48 lít khí CO (đktc).  a. Xác định công thức oxit của R.
            b. Xác định khối lượng chất rắn sau phản ứng.
Bài 6. Hỗn hợp X gồm Cu và Fe, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc). Xác định giá trị của V.
Bài 7. Hòa tan hoàn toàn 18,05 gam hỗn hợp gồm Al và Fe bằng dung dịch HCl 1,5M thu được 10,64 lít khí (đktc).
            a. Tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần dùng.
            b. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 8. Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí H2 (ở đktc). Tính V.
Bài 9. Cho m gam hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thoát ra 8,96 lít khí (đktc). Tính khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp đầu.
Bài 10. Cho hỗn hợp X gồm CaCO3 và BaCO3 tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 0,5M thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Dẫn lượng khí CO2 thu được vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a gam kết tủa.
a. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của hỗn hợp X bao nhiêu gam?
b. Tính a và V?
Bài 11. Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Tính khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch.
Bài 12. Cho 19,2 gam kim loại (R) tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại R.
Bài 13. Nhúng 1 thanh nhôm nặng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38 gam. Tính khối lượng Cu tạo thành.
Bài 14. Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí NO và NO2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với oxi bằng 1,3125. Tính m. 
Bài 15. Hòa tan hoàn toàn 38,8 gam hỗn hợp X (Fe, Cu) bằng một lượng dư dung dịch HNO3 thu được 12,32 lít một khí hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
            a. Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X.
            b. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
Bài 16. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính giá trị của m.
Bài 17. Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ bằng dòng điện một chiều I = 9,65A. Khi thể tích khí thoát ra ở anot bằng 1,12 lít (đktc) thì dừng điện phân. Tính khối lượng kim loại sinh ra ở catot và thời gian điện phân.
Bài 18. Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra thu được V lít khí NO (đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Tính V.

Nguồn tin: Tổ Hóa - Sinh

Tác giả bài viết: Trần Thế Công

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Bạn click vào hình sao để cho điểm bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

 
17:51 ICT Thứ sáu, 19/04/2024

::Thành viên

::Thăm dò ý kiến

Bạn thấy giao diện website thế nào?

Đẹp

Bình thường

Không đẹp

Ý kiến khác

::Lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 6


Hôm nayHôm nay : 1046

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4333

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2708980

::Tra cứu Lớp 10