::Danh mục

::Tin mới

Trang nhất » Tin Tức

Dạy, học tiếng Anh hiệu quả với đồ dùng dạy học

Thứ sáu - 10/04/2015 16:52
GD&TĐ - Cô Đinh Thị Thủy - giáo viên Trường THPT Đông Sơn 1 (Thanh Hóa) - cho rằng: Để thu hút, tạo hứng thú học tập cho học sinh với môn tiếng Anh, việc sử dụng đồ dùng dạy học vô cùng quan trọng.

 

Dạy, học tiếng Anh hiệu quả với đồ dùng dạy học

 

Dạy học từ tranh ảnh

Khi dạy các lớp 11, 12, cô Thủy cho biết thường xuyên sử dụng những bức tranh, ảnh được cấp phát sử dụng vào bài học hoặc giới thiệu chủ đề bài học.

Ví dụ, với Unit 1(Friendship – B.Speaking), giáo viên có thể sử dụng bức tranh có hình ảnh nhiều người. Giáo viên treo tranh lên bảng và đặt một số câu hỏi để học sinh trả lời.

Lưu ý: Tranh ảnh phải to, rõ ràng để học sinh cuối lớp có thể nhìn được. Đồng thời, có tính sư phạm sao để tránh sự sao lãng của học sinh khi sử dụng. Giáo viên cũng cần chọn tranh mang nội dung giao tiếp cao và trực tiếp để luyện nghe, nói, đọc, viết. Tránh sử dụng tranh ảnh mang tính hình thức.

Tranh ảnh tự vẽ

Ngoài những tranh ảnh được cấp phát, với bộ môn tiếng Anh cần rất nhiều loại tranh, ảnh khác. Vì thế, giáo viên có thể phóng to các tranh ảnh có sẵn trong SGK để sử dụng giới thiệu bài hoặc cho học sinh thực hành luyện tập; chia nhóm để học sinh viết, sau đó yêu cầu các em trình bày kết quả của nhóm mình.

Ví dụ: Dạy Unit 12 – D.Writing (trang 134 – SGK lớp 12), giáo viên phóng to 5 bức tranh trong SGK, lần lượt treo lên bảng từng bức tranh một để học sinh quan sát. Sau đó yêu cầu học sinh nói theo mỗi bức tranh. Giáo viên nên cung cấp và giải thích 1 số từ mới để học sinh có thể miêu tả bức tranh được dễ dàng.

Sử dụng băng, đĩa, casstte

Đây là nhóm đồ dùng không thể thiếu đối với bộ môn tiếng Anh, đặc biệt là vào các tiết kỹ năng nghe.

Khi chuẩn bị băng, đài casstte, cần chú ý tới độ rõ nét và âm lượng của băng, làm sao để cả lớp có thể nghe được. Giáo viên lưu ý chuẩn bị theo đúng bài học, tránh mất nhiều thời gian tìm bìa trong giờ lên lớp.

Dùng đồ vật thật 

Cô Thủy cho rằng, xung quanh chúng ta có rất nhiều vật dụng có thể sử dụng để làm đồ dùng dạy học cho giờ dạy tiếng Anh mà không tốn kém hay mất thời gian chuẩn bị.

Ví dụ: Trong bài 8 – SGK lớp 11 tiết 43 – Reading, thay vì việc sử dụng tranh, giáo viên có thể sử dụng những thiết bị hoặc đồ vật có sẵn như: coloured lights, red banners, peach blossom, apricot blossom, banh chung, plums, tomatoes, lucky moneys…

Với những đồ vật trên, giáo viên cũng có thể sử dụng để học sinh luyện tập hỏi và trả lời. Làm như vậy các em sẽ dễ nhớ từ và cấu trúc hơn.

Sử dụng hình vẽ minh họa

Với một số mẫu phấn, giáo viên có thể tự tạo cho mình một đồ dùng dạy học đơn giản mà cũng không kém phần hiệu quả.

Ví dụ: Giới thiệu về các bộ phận trên cơ thể, giáo viên có thể vẽ một hình người phác họa theo dạng hình que lên bảng. Hay khi diễn tả một người đang vui, giáo viên dùng phấn vẽ hình mặt cười... Khi giới thiệu từ mountain, tree, table…, cũng có thể dùng cách trên để vẽ hình, tạo cách nhớ trực quan mà không kém phần hứng thú cho học sinh.

Ứng dụng công nghệ thông tin

Hiện nay, đa số các trường đã được trang bị máy vi tính, các phương tiện nghe nhìn như máy chiếu Projector, các phương tiện truyền thông khác, nhiều trường đã kết nối internet. Công nghệ thông tin giờ đây đóng vai trò như một phương tiện, thiết bị dạy học.

Điểm ưu việt khi sử dụng công nghệ thông tin, máy tính và máy chiếu đa năng trong giờ dạy tiếng Anh là: Tạo hứng thú học tập cho học sinh; khai thác triệt để nội dung cần truyền thụ;

Giáo viên có thể thực hiện được hết ý tưởng của mình cho tiết dạy mà phương pháp dạy học truyền thống chưa thể thực hiện được; có thể khai thác được rất nhiều hình ảnh, âm thanh, thậm chí là các video clip trên mạng internet để phục vụ cho tiết dạy

Các thiết bị hiện đại này cũng giảm được sự cồng kềnh của số lượng đồ dùng dạy học thường sử dụng trong tiết dạy như tranh, ảnh, đồ vật thật…

Bên cạnh đó, giáo viên soạn bài một lần có thể sử dụng được nhiều lần, tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại. Học sinh không bị thụ động trong việc tiếp thu bài, có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu suy nghĩ

Máy chiếu hắt

Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu hắt để áp dụng trong các giờ dạy tiếng Anh, đặc biệt là một số giờ dạy dạy ngữ liệu mới, dạy kĩ năng đọc, viết, luyện tập…

Ví dụ: Unit 16 – A.Reading (Period 95) – SGK lớp 12 (173), phần Warm up: Học sinh xem 1 đoạn video clip nói về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để giới thiệu bài.

Phần new lesson: Giáo viên cho học sinh nghe băng đọc 1 lần, sau đó học sinh đọc thầm tìm ra một số từ mới. Giáo viên giải thích từ mới trên màn hình, có thể bằng hình ảnh, từ đồng nghĩa, trái nghĩa…; học sinh làm việc theo nhóm, cuối cùng, giáo viên đưa ra đáp án để học sinh đối chiếu.

Làm bộ đồ dùng theo các động từ bất quy tắc

Khi dạy phần câu bị động (Passive voice), học sinh thường quên một số động từ ở dạng quá khứ phân từ nhất là các động từ bất quy tắc.

Giáo viên có thể sử dụng các mảnh bìa cứng có kích thước bằng nhau, sau đó dán giấy màu hoặc giấy trắng lên, dùng bút dạ viết từng động từ nguyên thể của động từ bất quy tắc vào một tấm bìa và động từ bất quy tắc đã biến đổi sang dạng quá khứ và quá khứ phân từ sang hai tấm bìa khác, gắn các tấm bìa lên bảng. Sau đó yêu cầu học sinh xếp thành từng cặp và đưa ra nghĩa của các động từ này.

Bảng phụ

Chỉ cần tờ giấy A0, bút dạ, thước kẻ, giáo viên đã có 1 bảng phụ hỗ trợ dạy học. Giáo viên dùng bút dạ để viết nội dung bài tập vào giấy A0. Dưới mỗi câu hỏi là một câu trả lời đầy đủ và được dán phủ giấy lên che nội dung câu trả lời đó.

Sau khi học sinh thực hành và đưa ra câu trả lời, giáo viên sửa và cuối cùng mới mở đáp án để học sinh đối chiếu so sánh với câu trả lời của mình.

Lưu ý chung

Muốn sử dụng đồ dùng dạy học vào các giờ dạy tiếng Anh có hiệu quả, trước hết người thầy phải nắm được đặc trưng của bộ môn và từng phần của môn học. Mỗi tiết học có những nét riêng, cần tận dụng tối đa lợi thế của từng phần, từng tiết học để sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lí và có hiệu quả nhất.

Mỗi bài học cụ thể sẽ có những cách sử dụng đồ dùng dạy học khác nhau, vì vậy, cần linh hoạt, tránh lặp lại một cách nhàm chán. Đồng thời, luôn biết tạo ra nét mới trong mỗi lần sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt là các phương tiện hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, tạo sự hấp dẫn, thu hút học sinh tích cực hoạt động trong tiết học.

Song, cũng không được phép quá lạm dụng đồ dùng dạy học, biến giờ dạy thành giờ trưng bày đồ dùng dạy học. Tránh khuynh hướng dùng máy tính, máy chiếu để thay cho bảng đen, bởi máy tính và máy chiếu chỉ là phương tiện dạy học hỗ trợ.

Hải Bình (ghi)

Theo http://giaoducthoidai.vn/
TIN LIÊN QUAN

Tác giả bài viết: Admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Bạn click vào hình sao để cho điểm bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
16:17 ICT Thứ năm, 18/04/2024

::Thành viên

::Thăm dò ý kiến

Bạn thấy giao diện website thế nào?

Đẹp

Bình thường

Không đẹp

Ý kiến khác

::Lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 1769

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2615

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2707262

::Tra cứu Lớp 10