::Danh mục

Trang nhất » Tin Tức

ĐÁP ÁN MÔN VĂN LỚP 12 GIỮA KÌ 1 (2018-2019)

Thứ sáu - 12/10/2018 11:21
Các em học sinh lớp 12 vào nghiên cứu, đối chiếu đáp án môn Ngữ văn
                                        ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 12
                                                                           Năm học 2018 - 2019
                                                                     Thời gian làm bài :120 phút
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu Nội dung Điểm
1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm 0.5
2 Một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản: điệp ngữ  hoặc so sánh
( HS phải nhận diện được)
 
0.5
 
3 Martin Luther King  giành từ “cao quý” cho người quét đường  vì:
- Dù là con người lao động bình thường, dù chỉ là công việc nhỏ bé nhưng họ hiểu ý nghĩa công việc mình làm; họ say mê và nỗ lực làm tốt nhất công việc đó để mang lại hiệu quả và cống hiến cho xã hội, làm đẹp cho cuộc đời.
- Họ đã khẳng định được giá trị của bản thân trong lao động và họ thực sự đã sống một cuộc đời ý nghĩa.
(HS có thể đưa ra những lí giải khác nhưng phải hợp lí, logic)
 
 
0.5
 
 
0.5
4 - Hình thức: đoạn văn có độ dài khoảng 5 đến 7 câu.
- Nội dung: học sinh  trình bày ý kiến, quan niệm về nghề nghiệp và công việc do đoạn trích gợi lên (không nên có thái độ phân biệt công việc cao - thấp, sang-hèn,...làm công việc gì cũng cần tận tâm, say mê).
 (HS có thể đưa ra những lí giải khác nhưng phải hợp lí, logic)
0,25
 
 
 
0.75
 
 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):
Nội dung cần đạt Điểm
a. Đảm bảo yêu cầu của đoạn văn:
- Viết đúng hình thức đoạn văn, có dung lượng vừa phải theo yêu cầu.
- Thí sinh có thể lựa chọn các hình thức đoạn văn khác nhau.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Dù là người lao động bình thường, dù chỉ làm công việc nhỏ bé nhưng hãy tận tụy, say mê và nỗ lực để mang lại hiệu quả và cống hiến cho xã hội 0.25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận khác nhau để triển khai vấn đề nhưng cần đạt được những yêu cầu sau:
- Vẻ đẹp của  người lao động chính là thái độ trong công việc... Họ khẳng định được giá trị của bản thân trong lao động
- Những con người, công việc bình thường cũng đáng trân trọng như những thiên tài đã tạo ra kiệt tác…
-  Phê phán những suy nghĩ sai lệch: lựa chọn những công việc an nhàn, coi thường lao động chân tay….
-  Bài học nhận thức và hành động: có quan niệm và thái độ đúng trong nhìn nhận, lựa chọn công việc, đánh thức lòng say mê, ý thức tận tuỵ trong công việc….
 (HS kết hợp đưa ra những dẫn chứng cụ thể, thuyết phục)
1,0
 
 
 
 
 
 
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, đúng ngữ pháp tiếng Việt
0.25
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
0.25
Câu 2 (5,0 điểm)
Nội dung cần đạt Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
 
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp của bức tranh tứ bình Việt Bắc, liên hệ với bức tranh thôn Vĩ, nhận xét về cách thể hiện nỗi nhớ trong tâm tưởng của hai tác giả
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
 
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm “Việt Bắc” và vị trí đoạn trích 0.5
* Phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình Việt Bắc
– Hai dòng thơ đầu là lời khẳng định vể nỗi nhớ thương da diết và tình cảm thủy chung của người ra đi dành cho quê hương Việt Bắc. Nỗi nhớ đã làm sống dậy trong tâm tưởng hình ảnh thiên nhiên, con người nơi chiến khu cách mạng.
– Thiên nhiên Việt Bắc đẹp trong sự đan cài với vẻ đẹp của con người “hoa” cùng “người”: Đoạn thơ có bốn cặp câu lục bát: câu 6 miêu tả thiên nhiên, câu 8 miêu tả con người.
– Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên trong vẻ đẹp bốn mùa:
+ Mùa đông - màu đỏ tươi của hoa chuối.
+ Mùa xuân với sắc trắng của hoa mơ
+ Mùa hè, với tiếng ve kêu vang ngân và sắc vàng của rừng phách.
+ Mùa thu với ánh trăng chan hòa trên mặt đất, đem lại không khí bình yên.
– Hình ảnh con người đã trở thành tâm điểm của bức tranh tứ bình, tạo nên sức sống của thiên nhiên cảnh vật. Những con người Việt Bắc hiện về trong nỗi nhớ thật thân quen, bình dị, thầm lặng trong những công việc của đời thường:
+ Mùa đông trở nên ấm áp với “ánh nắng dao giài thắt lưng”.
+ Bức tranh mùa xuân hòa cùng với dáng vẻ cần mẫn chút chăm của “người đan nón”
+ Bức tranh màu hè hoá dịu dàng với hình ảnh cô em gái hái măng một mình
+ Mùa thu là tiếng hát nghĩa tình thủy chung của con người cất lên giữa đêm trăng.
2.0
* Liên hệ với bức tranh thôn Vĩ
- Nỗi hoài niệm về bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ được hiện lên với hình ảnh của buổi sáng tinh khôi với ánh nắng mai nhẹ nhàng, và những khu vườn xanh mướt.
- Nỗi nhớ về con người xứ Huế vừa nhân hậu, thủy chung vừa dịu dàng, kín đáo.
0.5
* Nhận xét về cách thể hiện nỗi nhớ trong tâm tưởng của hai tác giả
- Tương đồng:
Vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên, con người đều hiện lên qua nỗi nhớ của một người đi xa hồi tưởng lại, giãi bày tình cảm gắn bó rất thủy chung, mãnh liệt.
- Khác biệt:
+ Tố Hữu: bút pháp lãng mạn trữ tình chính trị, giọng điệu thơ ngọt ngào, đậm đà tính dân tộc (thể thơ lục bát, đại từ mình – ta, kết cấu đối đáp trao duyên)
+ Hàn Mặc Tử: bút pháp lãng mạn có phần tượng trưng siêu thực của nhà thơ mới, cái tôi li hợp bất định mang mặc cảm chia lìa, ẩn chứa tình yêu đời yêu sống mãnh liệt nhưng vô vọng.
0.5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
0.5

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Bạn click vào hình sao để cho điểm bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
04:07 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

::Thành viên

::Thăm dò ý kiến

Bạn thấy giao diện website thế nào?

Đẹp

Bình thường

Không đẹp

Ý kiến khác

::Lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 3


Hôm nayHôm nay : 220

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3466

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2686897

::Tra cứu Lớp 10