Thực hiện kế hoạch 940/KH-SGDĐT Tăng cường thực hiện kỷ luật kỷ cương hành chính cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc năm 2024. Trường THPT Việt Nam Ban hành bộ quy tắc Ứng xử của Cán bộ Giáo viên, Nhân viên trong Trường THPT Việt Nam- Ba Lan.
CHƯƠNG I
MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 1: Mục đích
1. Xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ,viên chức, người lao động trong toàn trường“ KỶ CƯƠNG- TRÁCH NHIỆM-TẬN TÌNH- THÂN THIỆN”
2. Định hướng cho cán bộ, nhân viên, giáo viên các chuẩn mực giải quyết công việc với tổ chức, phụ huynh, học sinh trong nhà trường và xã hội.
3. Góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, xây dựng người trong toàn trường, văn minh, sáng tạo.
Điều 2: Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi áp dụng quy tắc bao gồm: Tất các các tổ bộ môn trong toàn trường
2. Đối tượng áp dụng: Tất cả Cán bộ, nhân viên, Giáo viên ( Bao gồm cả hợp đồng và trong biên chế) đang công tác giảng dạy, làm nhiệm vụ trong trường.
CHƯƠNG II
QUY TẮC ỨNG XỬ CHUNG
Điều 3: Thời gian làm việc
Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của nhà trường, sắp sếp sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả, sáng tạo:
+ Với Giáo viên: Thực hiện lên lớp đúng giờ theo thời khóa biểu đã phân công
+ Với nhân viên: làm việc theo thời gian quy định chung của nhà trường và sở Giáo dục và đào tạo.
Điều 4:Trang phục, tác phong
1. Trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng
2. Tư thế, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, không nói tục.
3. Đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh đúng quy định.
4. Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc cũng như trong giờ giảng dậy.
5. Không hút thuốc lá trong khuôn viên lớp học và phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc.
6. Không đeo tai nge, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc
7. Nơi làm việc ngăn nắp gọn gang, không trưng bày, lưu trữ, phát tán hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng , Nhà nước.
Điều 5: Ý thức tổ chức kỷ luật
1. Tự giác chấp hành hiến pháp, pháp luật, nội quy, quy chế của nhà trường trong thực thi nhiệm vụ, gương mẫu về đạo đức và lối sống.
2. Chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức nhiệm vụ cấp trên giao.
3. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, kỷ cương, có tinh thần cầu thị, lắng nghe, cộng tác, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4. Trung thực, thẳng thắn, khách quan trong báo cáo, đề xuất, tham gia góp ý kiến với cấp trên.
5. Không phát tán, tung tin, bịa đặt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
6. Không tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thẩm quyền.
7. Không lạm dụng, không có hành vi quấy rối người khác dưới mọi hình thức( lời nói, hành động, cử chỉ , nhăn tin…)
8. Không thạm gia, tổ chức, lôi kéo người khác đánh bạc, chơi họ, hụi, lô, đề và các tện nạn xã hội khác dưới mọi hình thức.
9. Không quảng cáo, vận động, mời gọi đồng nghiệp và công dân mua, bán, trao đổi hang hóa, dịch vụ có tính chất kinh doanh trong giờ làm việc.
Điều 6. Sử dụng phương tiên tài sản
1. Không sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện công (ô tô, điện thoại, máy vi tính, đồ dùng văn phòng, hộp thư…..) của nhà trường để phục vụ mục đích cá nhận.
2. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các vật tư văn phòng; quản lý chi tiêu đúng việc, đúng quy định.
3. Tích cực tham gia xây dựng, giữ gìn không gian xanh, sạch, đẹp; môi trường văn hóa thân thiện, văn minh trong nhà trường
4. Không tàng trữ, sử dụng vật liệu gây nguy hại, cháy nổ, vũ khí trái quy định của cơ quan.
CHƯƠNG III
QUY TẮC ỨNG XỬ
Điều 7: Về quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý:
- Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu; yêu thương, trách nhiệm, bao dung; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ người học. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành.
- Ứng xử với giáo viên, nhân viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi.
- Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi.
- Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, lịch sự, đúng mực. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Điều 8: Đối với ứng xử của giáo viên:
- Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
- Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
- Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
- Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
- Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Điều 9. Về ứng xử của nhân viên:
- Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung, giúp đỡ. Không gây khó khăn, phiền hà, xúc phạm, bạo lực.
- Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác; chấp hành các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi.
- Ứng xử với đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, hợp tác, thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm.
- Ứng xử với cha mẹ người học và khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Điều 10. Về ứng xử của người học:
- Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.
- Ứng xử với người học khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.
- Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.
-Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.
Điều 11. Ứng xử của cha mẹ người học:
- Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, chia sẻ, khích lệ, thân thiện, yêu thương. Không xúc phạm, bạo lực.
- Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.
Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, thân thiện. Không xúc phạm, bạo lực.
- Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt thông tin. Không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của các Tổ, cá nhân
1. Các Tổ trưởng có trách nhiệm tổ chức triển khai quán triệt Quy tắc ứng xử đến từng cán bộ, giáo viên trong Tổ; kiểm tra, giám sát, tổ chức đánh giá và kiểm điểm việc thực hiện; đưa tiêu chí xếp loại thi đua hàng năm.
2.Cán bộ, giáo viên, nhân viên thuôc Trường THPT Việt Nam- Ba Lan ngoài viêc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, quy chế, nội quy của nhà trường; cần nắm vững, thực hiện đúng, đầy đủ và vận động, giám sát, nhắc nhở đồng nghiệp cùng thực hiện các Quy tắc ứng xử này.
Điều 13: Khen thưởng, kỷ luật
1.Cán bộ, nhân viên, giáo viên thực hiện tốt Quy tắc ứng xử này sẽ được xem xét biểu dương, khen thưởng theo đúng quy định.
2.Cán bộ, nhân viên, giáo viên vi phạm các quy định tại Quy tắc ứng xử này, tùy thuộc mức độ, sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trong toàn trường. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14: Điều khoản thi hành
Quy tắc này được phổ biến đến các Tổ bộ môn, trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh trường THPT Việt Nam – Ba Lan xem xét điều chỉnh cho phù hợp.