::Danh mục

::Tin mới

Trang nhất » Tin Tức

Bài học đạo đức không ở đâu xa

Chủ nhật - 19/04/2015 21:58
Nhiều người thầy đang nỗ lực tìm cách đưa bài học đạo đức khô khan thành những cuộc trò chuyện xúc động, thân tình và thấm sâu vào tâm trí học trò.
“Trong vật lý, lực kéo về phía này, phía kia thì trong cuộc sống, lực kéo thể hiện mối quan hệ của chúng ta với xã hội. Ngẫu lực là 2 lực cùng tác động vào một vật và không tìm được lực thay thế. Trong cuộc sống, ngẫu lực có thể là bố mẹ tác động lên cuộc đời chúng ta và cũng không ai thay thế được bố mẹ chúng ta”. Buổi nói chuyện của TS Nguyễn Đông Hải, giảng viên Khoa Vật lý Trường ĐH Sư phạm TP HCM, đã khiến hơn 100 sinh viên ngành sư phạm vật lý - những nhà giáo tương lai - rất hứng thú.
Lấy vật lý dạy đạo lý
Thầy Hải cho biết vật lý và đạo lý vốn chẳng liên quan gì nhau nhưng hoàn toàn có thể lồng ghép. Chẳng hạn bài chuyển động, nội dung có liên quan đến hệ quy chiếu. Khi dạy, người thầy có thể liên hệ trong cuộc sống.
“Người ở bên trái nhìn thấy 4 khúc gỗ nhưng bên phải chỉ thấy 3 khúc, thế là bất đồng, cãi nhau và phát sinh những hệ lụy. Kỳ thực trong cuộc sống, đứng ở mặt này không thể nhìn thấy mặt khác. Chúng ta cần dạy học sinh (HS) tôn trọng sự khác biệt” - TS Nguyễn Đông Hải cho biết.
Đối với bài công thức vận tốc thì chúng ta sẽ dạy đạo lý gì cho HS? Trong cuộc sống, dòng đời cuốn chúng ta đi mà nếu ta cứ buông xuôi thì điều gì xảy ra? Theo TS Hải, chúng ta sẽ bị cuốn đi. Còn nếu chọn cách bơi ngược dòng thì tránh được điều này nhưng khó tránh được điều kia. Đổi lại, khi chọn cách bơi ngược dòng, dù khó khăn vì cuộc đời luôn có chuyện hơn thua nhưng giúp chúng ta tự chủ được cuộc sống của mình.
Khi dạy về bài định luật bảo toàn, thầy Hải nêu vấn đề: “Trong cuộc sống, bảo toàn là cái gì? Chính là cái phước của chúng ta được bảo toàn. Con người muốn cầu phước thì phải tạo ra phước, đó là sự cân bằng âm dương trong cuộc sống. Người ta sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thứ, từ tiền bạc, lễ vật, thậm chí giẫm đạp lên nhau để đi cầu cạnh, xin thánh thần nhưng có một thứ họ mãi chẳng chịu cho đi, đó là phước”.
Lấy ví dụ tiếp theo từ bài học phản xạ ánh sáng, thầy Hải cho rằng khi trời nắng, ta sẽ nhìn thấy ảo ảnh trên đường, chẳng hạn vũng nước. Đó là hiện tượng phản xạ ánh sáng. Có người đi trên sa mạc, cứ chạy theo ảo ảnh vũng nước mà đi, đi mãi không tìm thấy rồi gục chết, trong khi đứng im một chỗ có thể giúp họ sống lâu hơn. “Trong cuộc sống, chúng ta cũng hay chạy theo những giá trị ảo, chạy theo tiền tài, danh vọng mà quên mất những thứ đó có thể không bao giờ có, không thuộc về ta” - thầy Hải đúc kết.
Xin đi dạy đạo đức... miễn phí
Thầy Trần Tuấn Anh, giáo viên môn giáo dục công dân Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP HCM), trong một buổi nói chuyện với học trò đã lấy ví dụ về clip bạo lực học đường mới đây ở Trà Vinh để dẫn chứng: “Khi chứng kiến con gái bị bạn đánh như vậy, có nhiều phụ huynh nêu ý kiến: Con tôi mà bị đánh kiểu này, tôi sẽ đánh lại em HS đó rồi đến đâu thì tính. Nhưng cha em HS bị đánh đã không chọn cách như vậy. Bác ấy tự đưa con mình đi khám khi trong túi chỉ có vài trăm ngàn đồng. Thế rồi, em HS này được nhận vào học miễn phí tại một trường quốc tế ở TP HCM. Nếu bác ấy chọn cách đánh lại thì con bác có được nhận học như vậy không?”.
 
Thầy Trần Tuấn Anh trong một buổi nói chuyện với học sinh
Thầy Trần Tuấn Anh trong một buổi nói chuyện với học sinh.
 
Lấy những ví dụ xúc động từ cuộc sống như clip người mẹ và cha hiến da mình cho con gái bị phỏng nặng, trên nền nhạc 2 bài hát Lòng mẹ, Tình cha, bài giảng của thầy Tuấn Anh khiến cả khán phòng lặng đi vì xúc động.
Thầy Trần Tuấn Anh cho biết dạy lồng ghép đạo đức trong các môn học không khó, nhất là trong điều kiện giáo dục của chúng ta đang chuyển sang phương pháp dạy tích hợp. Vấn đề là khi dạy tích hợp cần sự chuẩn bị nội dung. Cần sử dụng công cụ âm nhạc và hình ảnh, ngữ điệu, ngôn từ, kích thích các giác quan, tình cảm của người học. Một bài giảng đơn điệu với những con chữ, bài đọc sẽ rất khó để HS hứng thú bằng khi cho các em xem những clip sinh động hay những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống.
ThS Bùi Gia Hiếu - Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, người cùng với thầy Trần Tuấn Anh “xin” đi dạy đạo đức miễn phí - dẫn chứng: Có những giáo viên đã giảng dạy lâu năm, mặc dù chuyên môn rất giỏi nhưng chưa chắc trong cách giao tiếp, ứng xử với HS đã giỏi và chân thành. Sự xa cách khiến những bài giảng không còn sức sống, không đủ sức lay động. Giáo dục đạo đức lại càng cần sự chân thành, gần gũi để đi sâu vào tâm khảm học trò.
 
Mưa dầm thấm lâu
TS Nguyễn Đông Hải bày tỏ: Dạy đạo đức là quá trình mưa dầm thấm lâu, không phải chỉ là trách nhiệm của môn giáo dục công dân mà là của tất cả môn học, tất cả giáo viên. Nếu giáo viên vào lớp với câu mở đầu: “Hôm nay, chúng ta sẽ học bài định luật Ôm” thì HS sẽ chẳng thích thú, còn nếu nói: “Hôm nay, chúng ta sẽ học về đạo lý để sống” thì chắc chắn HS sẽ hứng thú và say mê hơn. Bài giảng cũng không còn khô khan mà tích hợp được nhiều ý nghĩa khi dạy về đạo đức.
 
 
Theo Đặng Trinh
Người Lao Động

Tác giả bài viết: Admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Bạn click vào hình sao để cho điểm bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
18:01 ICT Thứ sáu, 04/10/2024

::Thành viên

::Thăm dò ý kiến

Bạn thấy giao diện website thế nào?

Đẹp

Bình thường

Không đẹp

Ý kiến khác

::Lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 12

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 10


Hôm nayHôm nay : 50

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 50

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2979483

::Tra cứu Lớp 10