::Danh mục

Trang nhất » Tin Tức

ĐÁP ÁN THI HK2 - MÔN NGỮ VĂN K12

Thứ tư - 28/04/2021 14:37
ĐÁP ÁN THI HK2 - MÔN NGỮ VĂN K12
 
Phần Câu Nội dung Điểm
I   Đọc hiểu 3.0
  1  Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 0.5
  2 - Mối quan hệ giữa “năng  khiếu” và “tài năng”: Năng khiếu là cơ sở, điều kiện để tài năng phát triển; năng khiếu phải qua tôi rèn mới thành tài năng. 0.5
  3 - Phép tu từ: Phép điệp cú pháp “có người lập…” hoặc phép liệt kê “lập chí cho việc làm giàu, làm lãnh đạo, làm quản lí…” (0.5)
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự đa dạng trong quan niệm lập chí của mỗi người….(0.5 )
1.0
 
  4 - Học sinh đưa ra quan điểm của bản thân: chọn lối đi nào? 0.25
- Lí giải vì sao:0.75
+ Nếu chọn lối đi “Thành đức” cần nhấn mạnh đến vai trò của việc rèn đức
+ Nếu chọn lối đi “Đạt tài” cần nhấn mạnh vai trò của tài năng
+ Nếu chọn cả hai: cần khẳng định vai trò của cả hai yếu tố tài, đức
1.0
 
 
 
 
II   Làm văn  
  1   Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc - hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về cách nuôi dưỡng tài năng của bản thân? 2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành 0.25
 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cách nuôi dưỡng tài năng của bản thân 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần nêu rõ cách nuôi dưỡng tài năng của bản thân. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích tài năng?
- Bàn luận:
+ Tích cực học tập nâng cao hiểu biết để tài năng phát triển bền vững.
+ Cần rèn bản lĩnh, năng lực, vượt qua những thách thức, trở ngại với sự kiên trì, bền bỉ.
+ Cần phát huy giá trị của tài năng bằng việc sử dụng tài năng đúng mục đích.
+ Bên cạnh việc nuôi dưỡng tài năng cần rèn “đức”: đó là lòng tốt, nhân ái, vị tha...để giúp con người phát triển toàn diện, có nhiều đóng góp cho xã hội.
- Bài học nhận thức và hành động
1,0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt 0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận 0,25
  2 Làm văn: Phân tích các nhân vật bà cụ Tứ, Tràng và người vợ trong đoạn trích sau dây, anh/chị hãy làm rõ ý kiến mỗi nét đáng quý ở nhân vật này sẽ khơi dậy điều tốt đẹp ở nhân vật khác: 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phầm mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: mỗi nét đáng quý ở nhân vật này sẽ khơi dậy điều tốt đẹp ở nhân vật khác.
 Xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận (0,25 điểm)
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng  
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến 0,5
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ, Tràng và người vợ trong đoạn trích:
* Bà cụ Tứ:
+ Vẻ mặt tươi tắn, rạng rỡ, cử chỉ hành động nhanh nhẹn, mau mắn
+ Tinh thần lạc quan, hy vọng
* Người vợ:
+ Chăm chỉ, thu vén nhà cửa.
+ Lễ phép, đúng mực
* Tràng:
+ Yêu thương gia đình
+ Ý thức về bổn phận với gia đình
Hướng dẫn chấm: Mỗi nhân vật phân tích đủ cho 0,75đ
2,25
- Những nét đáng quý ở nhân vật này khơi dậy điều tốt đẹp ở nhân vật khác:
+ Tình yêu thương, sẵn sàng cưu mang con người giữa ngày đói kiệt cùng của bà cụ Tứ và Tràng đã khiến một người phụ nữ “chao chát chỏng lỏn” trở nên “ hiền hậu đúng mực”, chăm chỉ thu vén gia đình.
+ Sự chịu thương, chịu khó vun vén cho gia đình của “thị” khiến Tràng từ một người vô lo, tềnh toàng trở thành mộ người đàn ông biết gắn bó, yêu thương, ý thức về vai trò trụ cột trong gia đình, khiến cho khuôn mặt của người mẹ nghèo từ “ bủng beo, u ám” trở nên vui vẻ, rạng rỡ hẳn lên.
+ Sự lạc quan của bà cụ Tứ khiến không khí gia đình đầm ấm hòa hợp.
0,5
- Nghệ thuật:
+ Các nhân vật được đặt trong tình huống đặc biệt là thời điểm đói khổ, chết chóc thảm đạm của xã hội nhưng vẻ đẹp của họ lại ngời sáng.
+ Tài năng miêu tả tâm lí và nghệ thuật kể chuyện bậc thầy giúp Kim Lân thể hiện được những vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật với những biến đổi tinh tế nhất.
0,25
 
 
 
 
 
 
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Bạn click vào hình sao để cho điểm bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
02:46 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

::Thành viên

::Thăm dò ý kiến

Bạn thấy giao diện website thế nào?

Đẹp

Bình thường

Không đẹp

Ý kiến khác

::Lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 3


Hôm nayHôm nay : 150

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3396

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2686827

::Tra cứu Lớp 10